top of page
3.jpg

Proven Ways To Balance Demand & Supply

INCREASE DIRECT CHANNELS

 

According to the Ho Chi Minh City (HCMC) Department of Industry and Trade, it is estimated that HCMC residents consume between 9,000 tons and 10,000 tons of food every day. Meanwhile, the supply capacity of the entire system of supermarkets, convenience stores, and other modern trade channels can only meet one-third of the demand; the rest must go through wholesale markets and traditional markets. However, in the fourth wave of Covid, as many markets were the origin of the largest outbreaks in the city, the majority of them had to close. The remaining number of markets is too little and therefore, all the supply pressure was shifted to supermarkets and convenience stores.

In that situation, the city authority has implemented many practical solutions to expand various direct food distribution channels. One of the policies under the spotlight is the reopening of traditional markets in combination with strict implementation of control measures such as allowing the trading of only a few essential items, applying the odd-even rule schedules to ensure the low density of stalls, checking temperatures and disinfecting buyers before entering the market, organizing distanced stalls and arranging shields to avoid close contact between sellers and buyers, etc.

[Vui lòng xem Tiếng Việt bên dưới]

4.jpg
2.jpg

 

In addition, HCMC also encouraged post offices and other specialized stores such as pharmacies, cosmetic stores, and children's shops to sell food. In less than 2 weeks, HCMC Department of Industry and Trade has reported implementing nearly 800 points of sale, providing 415 tons of food for the people of the city. For example, HCMC Post Office organized 179 points, Viettel Post's post offices opened 34 points. Retail chains such as Concung, Guardian, Nhat Tin, GHN, Pharmacity, Vinshop, etc. have also started trading vegetables and fruits. Furthermore, The HCM Government is considering the option of "field distribution points" that requisites sidewalks or even roads, and then plots clear trading areas for buyers and sellers to follow the prescribed distances.

 

Besides combining existing specialized stores, the Department of Industry and Trade also collaborated with different organizations to open many mobile food vending carts all around the city. On average, each mobile vehicle can carry more than one ton of food with nearly 40 items per day. Mobile sales prices are comparable to those in supermarkets and online channels. In particular, city buses are also utilized as a means of mobile food sales. BusMap, a map application that specializes in providing bus schedules, has also been updated with a feature to give people easy access to the operating schedules and locations of all food sales buses, avoiding large gatherings.

Many entrepreneurs doing business in non-essential fields have also contributed to the expansion of food delivery channels by opening food chains with stable prices. The case of Mr. Nguyen Ngoc Dat - Director of a smartphone retail system in HCMC - is a typical example. After receiving information from the Government, he worked with a number of partners with experience in food supply to open a chain of food retail stores named FoodShare. According to Mr. Dat, this is a non-profit project, all operators are volunteers, and many suppliers also contribute to offering a good price to customers.

 

All the measures to expand direct distribution channels were strongly supported by the city authority in many aspects. Henceforth, they were all implemented rather quickly and effectively. This has helped to reduce the huge pressure on existing supply channels, partially solved the supply shortage of necessities, and released stress for city people during the epidemic.

TĂNG CƯỜNG CÁC KÊNH PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP
Một Số Phương Án Cân Bằng Cung-Cầu

Theo Sở Công Thương TP.HCM, ước tính mỗi ngày người dân TP.HCM tiêu thụ từ 9.000 tấn đến 10.000 tấn thực phẩm, nhưng năng lực cung ứng của toàn bộ hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, chuỗi cung ứng khác chỉ mới đáp ứng được 1/3 nhu cầu, số còn lại phải thông qua các chợ đầu mối và chợ truyền thống. Tuy nhiên, trong đợt dịch thứ tư này, các ổ dịch lớn nhất đều xuất phát từ các chợ, dẫn đến việc hầu hết các chợ phải đóng cửa. Số lượng chợ còn lại quá mỏng khiến nhiệm vụ phân phối dồn sang hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, gây nên áp lực cung ứng quá lớn.

 

Trong tình hình đó, các cơ quan ban ngành có thẩm quyền đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm mở rộng các kênh phân phối thực phẩm trực tiếp đến người dân trên địa bàn thành phố. Một trong những chính sách thu hút nhiều sự quan tâm là việc mở lại các chợ truyền thống kết hợp thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm tra kiểm soát như chỉ cho phép buôn bán một số mặt hàng thiết yếu, chia lịch bán để đảm bảo mật độ tiểu thương, kiểm tra nhiệt độ và sát khuẩn trước khi vào chợ, tổ chức giãn cách và bố trí che chắn, tránh tiếp xúc gần giữa người bán và người mua

2.jpg
4.jpg

 

Ngoài ra, TP.HCM còn huy động bưu điện, nhà thuốc, cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng bán đồ trẻ em... cùng bán thực phẩm. Trong vòng chưa đầy 2 tuần, Sở Công Thương TP.HCM đã báo cáo thực hiện được gần 800 điểm bán, cung cấp 415 tấn thực phẩm các loại cho người dân thành phố. Chẳng hạn, Bưu điện TP.HCM tổ chức cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm tại 179 điểm. Các bưu cục của Viettel Post tổ chức 34 điểm bán lưu động tại 20 quận, huyện. Những chuỗi bán lẻ như Concung, Guardian, Nhất Tín, GHN, Pharmacity, Vinshop... đã lần lượt triển khai nhập nhóm hàng rau củ, quả về kinh doanh tại hệ thống. Chính quyền TP.HCM còn dự định tính đến phương án “điểm phân phối dã chiến”, trưng dụng các vỉa hè, thậm chí cung đường, rồi kẻ ô để người mua và người bán thực hiện giãn cách đúng quy định.

 

Bên cạnh việc kết hợp với các cửa hàng chuyên doanh sẵn có, Sở Công Thương còn cho tổ chức mở nhiều xe bán hàng lưu động ở nhiều địa điểm khác. Trung bình, mỗi ngày, mỗi xe lưu động có thể chở hơn một tấn đồ với gần 40 mặt hàng. Giá bán hàng lưu động tương đương với giá trong siêu thị và các sản phẩm trực tuyến. Đặc biệt, xe buýt cũng được tận dụng làm một loại hình bán thực phẩm lưu động. Ứng dụng bản đồ BusMap chuyên về tìm lịch trình xe buýt nay được cập nhật thêm tính năng tìm địa điểm các xe thực phẩm nhằm giúp người dân nắm được lịch trình hoạt động của xe buýt bán hàng, dễ dàng tiếp cận các điểm bán gần nhất, tránh tụ tập đông người.

 

Nhiều doanh nhân kinh doanh trong các lĩnh vực không thiết yếu cũng góp phần chung tay chống dịch bằng việc mở các chuỗi bán thực phẩm giá bình ổn. Tiêu biểu như trường hợp ông Nguyễn Ngọc Đạt - Giám đốc một hệ thống bán lẻ smartphone tại TP.HCM. Sau khi nhận được thông tin từ Sở, ông đã làm việc với một số đối tác có kinh nghiệm về nguồn cung thực phẩm để chuỗi mở cửa hàng rau củ, thịt, cá đồng giá FoodShare. Ông Đạt cho biết đây là dự án phi lợi nhuận vì những người vận hành đều ở dạng tình nguyện, không có lương, đồng thời nhiều nhà cung ứng cũng góp sức để mang đến một mức giá tốt cho khách hàng.

 

Các phương án mở rộng kênh phân phối trực tiếp trên địa bàn đều được sự chỉ đạo và hỗ trợ về nhiều mặt của chính quyền TP. HCM cùng các bộ ngành liên quan nên về cơ bản được triển khai thực hiện khá nhanh và hiệu quả, góp phần giải quyết được phần nào áp lực rất lớn lên các kênh cung ứng hiện có. Tuy vậy, việc đáp ứng các quy định về giãn cách tại các điểm phân phối mới vẫn là không dễ xử lý, cần phải có sự phối hợp của các đội ngũ chức năng kết hợp bố trí nhân sự hợp lý nhằm thiết kế quy trình hướng dẫn, đăng ký, đi chợ, khai báo thông tin… an toàn và thuận tiện cho người dân. Đồng thời cần kết hợp nhịp nhàng với những biện pháp giải quyết các vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng nhằm xây dựng được một hệ thống nhất quán, giải quyết triệt để nỗi lo thiếu nhu yếu phẩm cho người dân thành phố trong những ngày dịch bệnh căng thẳng.

Ask For More

3.jpg

HOW CAN WE HELP YOU?

bottom of page